Đăng ngày: bởi Túi Xốp GINA

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon có hiệu lực từ ngày 1-1 đến nay đã gây ra không ít vướng mắc cho doanh nghiệp (DN). Mới đây, nhiều DN có thêm than phiền khi cơ quan thuế hướng dẫn màng, cuộn nylon các loại cũng phải chịu thuế “túi nylon”.  

DN hỏi tới tấp, cơ quan thuế ngập ngừng

 

Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường thì “túi nylon thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp”. Tiếp đó, theo Nghị định 67/2011 hướng dẫn Luật Thuế bảo vệ môi trường, túi nylon chịu thuế được quy định là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn… trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa…”. Thông tư 152/2011 ra đời cũng hướng dẫn tương tự như Nghị định 67/2011. Một số DN băn khoăn, không rõ các sản phẩm từ polyetylen của mình có thuộc diện chịu thuế hay không nên đã có công văn hỏi các Cục Thuế địa phương.

 

 

 

Doanh nghiệp vẫn bối rối với quy định đánh thuế túi nilon

 

Tuy nhiên, những hướng dẫn của các Cục Thuế địa phương làm DN càng… lúng túng hơn. Ví dụ, theo Cục Thuế tỉnh Long An, màng nhựa làm từ màng nhựa đơn LDPE… để dùng vào mục đích đóng gói, che phủ sản phẩm nhằm bảo quản thực phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối sản phẩm thì thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Nhưng Cục Thuế TP.HCM thì hướng dẫn ngay cả bao bì đa lớp và màng phức hợp cũng thuộc đối tượng chịu thuế. Cục Thuế TP.HCM còn hướng dẫn cuộn nylon chưa thành sản phẩm túi, bao bì nhựa thuộc đối tượng chịu thuế. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Cục Thuế tỉnh Nghệ An, màng nylon để che phủ cây trồng nông nghiệp thì không phải chịu thuế…

 

Đến nay, những sản phẩm dạng tấm, dạng cuộn (không đáy, không quai) như tấm trải bàn, tấm che đậy hàng hóa, tấm bạt, màng che buồng tắm, nón tắm… có chịu thuế hay không thì vẫn chưa rõ. Chỉ có áo mưa nhựa là được một công văn hướng dẫn rằng không phải chịu thuế.

 

Gần đây, một Cục Thuế lại có văn bản rằng “tạm thời” xác định tấm, cuộn nylon thuộc đối tượng chịu thuế trong khi chờ Tổng cục Thuế hướng dẫn thêm.

 

Có quai, có đáy mới là… cái túi

 

Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho rằng đối tượng chịu thuế theo Luật Thuế bảo vệ môi trường chỉ là túi. Dẫn chứng là Báo cáo số 369 về giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường của Ủy ban Thường vụ QH có viết: “Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu ý kiến đại biểu QH theo hướng: giải thích cụ thể về loại túi nylon chịu thuế là loại túi được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp, những loại túi nylon không làm từ màng nhựa đơn polyetylen thì không thuộc diện chịu thuế”.

 

Ông cho rằng trong giải thích này chỉ có “túi”. Túi thì cần có đáy, có quai, có thể chứa đựng sản phẩm bên trong... Trong luật có dùng từ “túi nylon là loại túi, bao bì…” thì chữ bao bì này được hiểu là cách gọi khác của túi, như ta gọi cái bao nylon, cái bị nylon, cái bịch nylon… Do đó, màng, tấm, cuộn không phải là “túi” nên không phải chịu thuế.

 

Được biết nhiều DN đang tính chuyện mua máy tự sản xuất túi nylon để tiết kiệm chi phí. Theo họ, nếu một DN có hai phân xưởng, phân xưởng số 1 may áo, phân xưởng số 2 đóng gói. Nếu DN này mua máy làm túi, đặt thêm một phân xưởng số 3 chuyên ép túi rồi chuyển túi cho phân xưởng 2 đóng gói thì túi nylon này nằm trong dạng “tiếp tục quy trình sản xuất”, hiện quy định không thu thuế đối với loại túi này.

 

Theo luật sư Trần Xoa, các DN nên hỏi rõ nếu cơ quan thuế hướng dẫn chắc chắn không áp thuế thì mới nên mua máy trong trường hợp trên.

 

Công ty TNHH TM GINA

 
ĐC VPGD : 137/5K đường XTT 14 ấp 5 xã Xuân Thới Thượng, H. Hóc Môn, TP.HCM
Điện thoại: 0986 187 848 - 0932 080 793
Email: tuixopgiasi@gmail.com
Tài khoản: Nguyễn Đức Giang
Ngân hàng Sacombank : 060164710257 _ Chi nhánh Quận 12
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String

Ý kiến bạn đọc

Để lại ý kiến

Top